Cỏ mần trầu là một loài cỏ dại mọc hoang dại nhiều 2 ven đường chúng ta thường thấy. Thật bất ngờ công dụng của cỏ mần trầu điều trị bệnh rất hay, nhất là hiệu quả điều trị huyết áp cao, giải độc gan… Đúng với câu: “ngọn cỏ ven đường” cũng “làm nên chuyện”
Tên gọi khác: Tất suất thảo, sam tử thảo, ngưu cân thảo, cỏ chỉ tía, cỏ bắc, cỏ vườn trầu… Là loại cây cỏ mọc dại khắp nơi nhưng lại là một vị thuốc.
Mô tả: Cây thảo sống quanh năm, cao từ 15 – 80cm. Thân bò dài quanh gốc, phân nhánh mọc thẳng đứng thành bụi. Lá hình dải nhọn, hoa xẻ ngón có 5-7 nhánh dài tỏa tròn
Nơi phân bố: Cây cỏ mần trầu mọc hoang dại khắp nơi ở Việt Nam, từ các tỉnh miền Bắc đến các tỉnh miền Nam đều có thể dễ dàng nhìn thấy loài cỏ này. Cỏ thường dùng làm thức ăn cho gia súc (như bò) bởi chúng mọc rất nhiều ở 2 ven đường, ở cánh đồng.
Tên khoa học: Eleusine indica, họ lúa
Bộ phận dùng: Hoa, lá, thân, rể
Thành phần hóa học: Chưa có thông tin nghiên cứu.
Tính vị: Theo y học cổ truyền cỏ mầu trầu có tính mát, vị ngọt nhẹ vào các kinh can, phế
Công dụng của cỏ mần trầu
– Làm mát gan, thải độc, hạ men gan
– Điều trị bệnh huyết áp cao
– Tác dụng hạ sốt, làm cho ra mồ hôi, điều trị sốt rét
– Làm cho tóc óng mượt, giảm gầu, giảm rụng tóc
Hướng dẫn sử dụng cỏ mần trầu trị bệnh:
– Điều trị bệnh huyết áp cao: Lấy 500g cỏ mần trầu tươi (cả rễ) đem rửa sạch cho vào máy sinh tố xay nhuyễn (hoặc giã), cho thêm 1 bát nước đun sôi để nguội vào trộn lên. Dùng 1 miếng vải vắt lấy nước uống trong ngày.
Đây là kinh nghiệm của người dân miền Nam được ghi chép trong nhiều cuốn sách y dược cổ truyền Việt Nam
– Cách dùng cỏ mần trầu điều trị sốt, thải độc gan, hạ men gan: Lấy 70g cỏ mần trầu khô (tươi 200g) đem đun nước dùng hàng ngày.
– Điều trị gầu, rụng tóc: Cỏ mần trầu tươi 300g, trái bồ kết khô 40g (Nướng thơm), lá bưởi tươi 200g đun cùng 3 lít nước, để nguội để gội đầu. Giúp mái tóc trở nên óng mượt, sạch gầu và điều trị được bệnh rụng tóc rất hiệu quả
Giá bán cỏ mần trầu: 70.000đ/ kg